Người trẻ mua nhà: Chọn giá hay khoảng cách?

Line

Hầu hết người trẻ đều có chung mong muốn sở hữu nhà ở trước khi lập gia đình hoặc có con. Nhưng giá nhà ngày càng tăng chóng mặt, “tỷ lệ nghịch” với thu nhập đã gác giấc mơ mua nhà của người trẻ trễ vô thời hạn.

>>  Chuẩn bị tài chính mua nhà, gợi ý về bức tranh tài chính dành cho bạn

>>  Tại sao giá bất động sản không giảm mạnh do dịch Covid-19?

Nhà giá 2 tỷ biến mất khỏi trung tâm TP. HCM

Nhu cầu về căn hộ khoảng 2 tỷ đồng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân. Tại TP.HCM, mỗi năm lại gia tăng thêm một lượng dân số trẻ, kéo theo đó là việc tìm kiếm một ngôi nhà phù hợp với tài chính càng trở nên cấp bách.

 

Tuy nhiên, thực tế tại TP.HCM, lượng căn hộ ở phân khúc này đang cực kỳ khan hiếm. Các chuyên gia đánh giá, nguồn cung nhóm này ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Theo báo cáo quý 3/2020 của DKRA Vietnam, căn hộ cao cấp vẫn dẫn đầu thị trường, chiếm 87,2% lượng cung; trong khi lượng cung căn hộ tầm trung (mức trên dưới 2 tỷ đồng) vẫn tiếp tục thiếu vắng.

Còn CBRE Việt Nam cho rằng, căn hộ 2 tỷ đồng trở nên khan hiếm là quy luật tất yếu khi chi phí đầu vào từ giá đất, xây dựng, kết nối hạ tầng… đều tăng nhanh. Các chủ đầu tư cũng không mấy mặn với phân khúc này do lợi nhuận thu về thấp so với các phân khúc khác. Mặt khác, trong bối cảnh quỹ đất trung tâm TP.HCM khan hiếm, chủ đầu tư nào sở hữu được chắc chắn sẽ chọn phát triển loại hình căn hộ cao cấp xứng tầm.

Vùng ven vẫn đỏ mắt tìm mua nhà 2 tỷ đồng

Người trẻ không còn “tơ tưởng” đến nhà trung tâm TP.HCM, nhưng vùng ven chưa chắc có giá phù hợp. Anh Hoàng Duy (ngụ Q.Thủ Đức) cho biết, tổng thu nhập vợ chồng anh là 35 triệu đồng/tháng, tích cóp được khoảng 700 triệu đồng sau 5 năm. Chuẩn bị đón con đầu lòng, anh quyết định tìm mua căn hộ tại Thủ Đức, Q.9. Nhưng từ khi có chủ trương thành lập TP.Thủ Đức, thêm tuyến Metro 1 sắp vận hành, giá nhà tại đây tăng không phanh, một số nơi lên đến 30%.

 

Đơn cử như dự án căn hộ trên đường Phan Chu Trinh, Q.9 đã tăng phi mã từ 35 triệu đồng/m2 lên 45 triệu đồng/m2. “Ban đầu vợ chồng tôi dự định mua 1 căn hộ 2PN 75m2 với giá 2,6 tỷ đồng tại dự án này, nhưng giờ đã lên 3,4 tỷ đồng. Dù ngân hàng hỗ trợ vay đến 70% thì chúng tôi vẫn không kham nổi khoản trả gốc lẫn lãi hằng tháng lên đến 30 triệu đồng” - anh Duy cho hay.

Mua nhà ở Bình Dương, đi làm tại TP.HCM: Có khả thi?

Nguồn cung căn hộ có giá vừa phải ngày càng cạn kiệt tại TP.HCM đặt ra bài toán “cân não” buộc người trẻ chọn lựa: giá hay khoảng cách? Chọn Sài Gòn buộc phải có giá cao, chọn giá vừa phải thì không được câu nệ khoảng cách. Và những đô thị vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương đang dần trở thành chọn lựa của người trẻ.

 

Với mục đích giảm áp lực dân số lên nội đô, thành phố vệ tinh lại đang trở thành “chiến lược vàng”. Để đạt được kết quả, hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM là điểm mấu chốt được tập trung đầu tư.

Đơn cử, năm 2016 TP.HCM đã thông qua nối dài tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An (Bình Dương). Không chỉ Metro, một loạt các công trình giao thông trọng điểm khác tại Bình Dương cũng liên tục được triển khai, khiến nơi này trở thành “đất lành” cho giấc mơ an cư của người trẻ.

An Phát Group

>>  Đầu tư vào bất động sản nào để dễ sinh lợi nhuận nhất?

>>  Bất chấp dịch Covid-19, xu hướng tìm kiếm nhà ở diện tích vừa và nhỏ tăng cao

Đăng ký nhận tư vấn

Icon Facebook