Chuẩn bị tài chính mua nhà, gợi ý về bức tranh tài chính dành cho bạn

Line

Chuẩn bị tài chính mua nhà là mối bận tâm muôn thuở của những ai đã, đang và sẽ có ý định tậu cho mình một ngôi nhà mới. Để sở hữu một căn nhà như ý bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng về tài chính. Bài toán đặt ra là làm thế nào để bạn vẫn có thể sở hữu ngôi nhà mơ ước khi chưa đủ tiềm lực về kinh tế ở hiện tại.

>>  Tại sao giá bất động sản không giảm mạnh do dịch Covid-19?

>>  Một số chính sách mới tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản 2020

Tính toán chi phí sinh hoạt

Sau khi tìm cho mình được một ngôi nhà vừa ý, giả cả phải chăng và có các chính sách ưu đãi thích hợp. Bạn bước vào giai đoạn chuẩn bị tài chính mua nhà. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn đủ tiềm lực về tài chính, tuy nhiên nếu không phải thì đó lại là một bài toán về tài chính cần bạn giải đáp.

Mua nhà là một khoản tài chính khổng lồ đối với một gia đình có thu nhập tầm trung. Nếu bạn mua nhà trả góp, trung bình gia đình bạn sẽ cần cắt giảm tối thiểu 25% - 40% chi phí sinh hoạt sau khi mua nhà. Đó không phải là một điều dễ dàng vì bạn đã quen với lối sống cũ, sau khi cắt giảm việc gò bó về chi tiêu có thể gây đến cho gia đình bạn rất nhiều khó khăn. 

Vì vậy khi lên kế hoạch chuẩn bị tài chính mua nhà, hãy dành ít nhất 6 tháng chi phí sinh hoạt gia đình như một khoản dự phòng để đáp ứng bất kỳ thâm hụt tài chính trong tương lai. Khoản tiết kiệm này sẽ giúp bạn và gia đình có một chút thời gian để điều chỉnh lối sống mới.

Chuẩn bị tài chính mua nhà

Thông thường những người trẻ sau kết hôn thường được bố mẹ giúp đỡ phần lớn tiền để mua căn nhà đầu tiên. Sự giúp đỡ về tài chính này hết sức phổ biến dựa trên tài sản tích lũy lâu năm của thế hệ trước. Tuy nhiên nếu không may mắn có sự giúp đỡ từ gia đình hoặc người quen, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc vay ngân hàng.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều cho vay lên tới 70% - 80% giá trị tài sản. Vì vậy trước khi mua nhà bạn cần phải chuẩn bị tối thiểu 30% giá trị căn nhà. Tuy nhiên tốt nhất, bạn nên chuẩn bị ít nhất 40% khoản thanh toán để giảm gánh nặng khi vay. Bên cạnh đó, đừng quên tính đến các chi phí phát sinh khác như chi phí sang tên sổ đỏ, thuế,.. cũng sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí tương đối lớn.

Trên thực tế, khi bạn hoàn toàn có đủ khả năng tự chuẩn bị tài chính mua nhà thì việc bỏ ra 100% số tiền mua nhà vẫn là một điều không phải tốt nhất. Thay vào đó nhiều người sẽ lựa chọn vay ngân hàng với lãi suất thấp và dành phần tiền của mình để đầu tư cho các dự án sinh lời hấp dẫn khác hoặc đơn giản là để dự phòng.

Lên kế hoạch cho việc chi trả khoản vay cho những năm tiếp theo

Sau khi đã chuẩn bị tài chính mua nhà đầy đủ, bây giờ bạn đã mua được ngôi nhà mình muốn. Việc tiếp theo bạn cần làm là cố gắng chi trả khoản vay đó. Nếu có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, tiết kiệm thì chỉ trong vòng vài năm bạn hoàn toàn có thể trả hết khoản vay ấy cho ngân hàng.

Dựa vào tổng thu nhập của bạn và gia đình, bạn có thể tham khảo công thức được khá nhiều người áp dụng như sau. Dành không quá 33% chi phí cho nhà cửa nhưng lý tưởng nhất là 25%. Chi Phí đi lại không quá 10%. Ăn uống, sinh hoạt tối thiểu 40% trên tổng thu nhập.

Để đạt được mục tiêu bạn cần có một kế hoạch cụ thể. Lên kế hoạch về tài chính, đặt ra các nguyên tắc nhất định và cố gắng làm theo những nguyên tắc đó. Cần đặt ra những câu hỏi như “Cần tiết kiệm bao nhiêu?” “Trong khoảng bao lâu?” “Chi tiêu như thế nào?”

Chuẩn bị cho những điều bất ngờ phía trước

Tương lai là một điều không thể biết trước, chính vì vậy việc chuẩn bị tài chính để đề phòng những trường không mong muốn xảy ra là điều vô cùng cần thiết. Bạn và gia đình có thể gặp phải các vấn đề phát sinh như chi phí y tế, trách nhiệm gia đình hay nguy cơ mất việc... 

Nếu tài chính bị giới hạn, bạn không nên mua những căn nhà vượt quá khả năng mà nên tìm mua những căn nhà với giá cả vừa tầm. Sau vài năm nếu thấy không thích bạn có thể bán lại để mua căn khác. Đây cũng là một hình thức đầu tư để bạn và gia định có thêm thu nhập. 

Trên đây là bức tranh về tài chính để bạn hình dung được những điều cần chuẩn bị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho kế hoạch chuẩn bị tài chính mua nhà của bạn trở thành một trải nghiệm thú vị thay vì cơn ác mộng tài chính.

An Phát Group

>>  Kinh tế Tân Uyên dần phát triển nhờ kế thừa điểm mạnh về hạ tầng tại Bình Dương

>>  Cập nhật bảng lãi suất vay mua nhà mới nhất tháng 11 năm 2020

Đăng ký nhận tư vấn

Icon Facebook