Xu hướng BĐS cuối năm 2021 - Kịch bản nào cho thị trường sau đại dịch?

Line

Thị trường BĐS cuối năm 2021 được dự báo không có quá nhiều điểm sáng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, sức phục hồi của thị trường sau đại dịch sẽ tăng cao. Trong bối cảnh đó, phân khúc nhà ở bao gồm căn hộ, nhà phố, đất nền… được đánh giá là loại hình đầu tư triển vọng.

>>  Thị trường BĐS Bình Dương tiếp tục là nơi đầu tư tiềm năng sinh lời cao

>>  Những chính sách mới nào đang dần tác động lên thị trường BĐS?

Đại dịch như một “cú bồi” khiến thị trường BĐS thêm trầm lắng

Đầu năm 2021, thị trường BĐS khởi động bằng cơn sốt đất từ Bắc vào Nam. Giá đất được đẩy lên cao nhưng giao dịch thực tế không nhiều. Sau cơn sốt đất kéo dài 2 tháng, thị trường lại một lần nữa gặp khó do dịch Covid-19 tái bùng phát lần thứ 4 trên diện rộng. Đến tháng 5, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản giảm sâu, có nơi giảm gần 50% theo số liệu của chuyên trang batdongsan.com.

Nhìn lại diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá: “Thị trường vừa trải qua 6 tháng rất khó khăn. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo quan sát của tôi, lượng giao dịch trong nửa đầu năm chỉ bằng 10-20% so với cùng kỳ. Đây là con số đáng báo động”.

Dù đã trải qua nhiều đợt dịch trước đó và có kinh nghiệm thích nghi, thị trường BĐS vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đa nguồn lây và đa biến chủng. Theo đó, mức độ quan tâm BĐS cũng sụt giảm, nhất là tại các tỉnh thành có dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến các hoạt động kinh doanh BĐS bị gián đoạn. Một số dự án đã có kế hoạch ra hàng và chạy chiến dịch quảng bá trước đó đành phải hoãn lại đến khi dịch được kiểm soát. Nhiều môi giới chuyển sang chế độ tạm “ngủ đông” vì khách hàng ngại tương tác, tìm hiểu BĐS trong thời kỳ giãn cách. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động xuyên suốt mùa dịch. Bằng các tập trung khai thác và đẩy mạnh bán hàng thông qua các kênh trực tuyến.

Thị trường BĐS cuối năm 2021 phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh

Trải qua 6 tháng đầu năm nhiều biến động, thị trường BĐS cuối năm 2021 được dự báo không có quá nhiều điểm sáng và hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch. Theo các chuyên gia, nhìn chung, có 2 kịch bản sẽ diễn ra cho thị trường BĐS sau đại dịch.

1.  Dịch bệnh được kiểm soát, thị trường BĐS sau đại dịch ổn định và bứt phá nửa cuối năm

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng hiện lực cầu của thị trường vẫn tốt. Tuy nhiên công tác bán hàng ở thời điểm này lại gặp phải nhiều khó khăn. Thị trường cũng đang có dấu hiệu lệch pha cung - cầu. Nếu không điều chỉnh được cán cân này, thị trường thậm chí có thể rơi vào đóng băng. Tuy nhiên, nhìn nhận theo hướng tích cực hơn, những khó khăn hiện tại là cơ hội để thanh lọc thị trường, chọn ra các chủ đầu tư có tiềm năng, có năng lực thực sự. 

“Tôi tin dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát vào khoảng quý III năm nay. Ngay sau đó thị trường sẽ phục hồi và bật lên rất nhanh. Bản chất của bất động sản là vậy, nén quá lâu thì bật lên sẽ nhanh và mạnh”, ông Đính nói.

Giai đoạn này vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS thử thách khả năng thích nghi, tận dụng công nghệ để hoạt động hiệu quả. Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực TP.HCM cho biết: “Nhiều doanh nghiệp đã phản ứng kịp thời và nhanh khi có dịch xảy ra. Ngoài việc chia nhỏ hoạt động mở bán thông qua các đợt bán hàng riêng rẽ, sử dụng App để bán hàng và chuyển dần sang các nền tảng online thay vì phụ thuộc quá nhiều vào offline như trước đây”.  

Trước đó, trong Báo cáo quý 1/2021 của chuyên trang batdongsan.com cho biết. Khi dịch bùng phát, nhu cầu tìm kiếm nhà đất thường có xu hướng giảm mạnh, thậm chí chạm đáy. Nhưng ngay khi tình hình được kiểm soát, thị trường như một chiếc lò xo bị nén chặt, sẽ bật tăng mạnh mẽ. Đơn cử, trong đợt bùng phát Covid-19 vào tháng 2 năm nay, nhu cầu tìm kiếm BĐS đã giảm 50-100% so với cuối năm 2020. Tuy nhiên đến đầu tháng 3, khi chính phủ kiểm soát thành công dịch bệnh, mức độ quan tâm BĐS lại tăng vọt lên đến 378%. 

2. Thị trường BĐS cuối năm 2021 sẽ gặp khó khăn nếu dịch bệnh kéo dài

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường lại cho rằng cơ hội để thị trường phát triển và bùng nổ gần như không có trong khoảng thời gian còn lại của năm nay. Thậm chí đến nửa đầu năm sau. Ông Võ nhìn nhận với tình hình dịch hiện nay, cùng với tiến độ tiêm vaccine thì thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đi ngang. Giao dịch trên thị trường chủ yếu đến từ những người có tiền, tranh thủ cơ hội để đầu tư.

Dịch bệnh kéo dài dẫn đến việc giãn cách xã hội, từ đó kéo theo tất cả các ngành kinh tế tê liệt chứ không riêng gì BĐS. Khi nền kinh tế tăng trưởng thấp, nguồn vốn tái đầu tư cho BĐS sẽ giảm mạnh, lượng cầu và cung đều giảm. Điều này nếu xảy ra sẽ có hiện tượng BĐS giảm giá mạnh do hiện tượng bán tháo từ những nhà đầu tư BĐS cá nhân bị áp lực dòng tiền, lãi vay…

Bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp không thể thanh khoản và thoát hàng khiến thị trường rơi vào trạng thái trì trệ, thậm chí có thể dẫn đến đóng băng. Nếu kịch bản xấu này xảy ra, chúng ta phải mất một thời gian rất dài để có thể đưa thị trường trở lại ổn định.

Niềm tin về xu hướng thị trường BĐS cuối năm 2021 hồi phục

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia và nhà đầu tư đều đang rất tin tưởng và kỳ vọng vào kịch bản thứ nhất. Bởi thực tế qua 3 đợt dịch trước, điều kiện kinh tế và khả năng khống chế dịch bệnh đã tạo nên một hình ảnh mới của Việt Nam về năng lực quản trị công, quản trị nền kinh tế.

Quan sát trên thị trường có thể thấy, trong thời gian qua khi dịch Covid-19 bùng phát, không chỉ tại Việt Nam mà trên cả thế giới bất động sản vẫn là kênh đầu tư tiềm năng nhất. Khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, trong khi chứng khoán, vàng lên xuống bấp bênh, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh thì bất động sản được xem là kênh giữ tiền hiệu quả khi nền kinh tế bất ổn.

Giá bất động sản tăng mạnh từ New Zealand đến Mỹ, Đức, Trung Quốc và Peru. Nhiều nước đã thực hiện một số biện pháp như siết tín dụng nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, "sốt nóng" bất động sản. Chứng kiến ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong nhiều giai đoạn, BĐS vẫn trụ vững và đạt được những thành tựu nhất định:

  • Giá bất động sản của tất cả các phân khúc từ thấp tới cao cấp liên tục tăng mà không có dấu hiệu giảm

  • Số lượng giao dịch hồi phục ngay sau khi hết giãn cách xã hội

  • Tỷ lệ hấp thụ mạnh

Qua đây có thể thấy, BĐS vẫn có sức đề kháng tốt trước biến động của thị trường, dịch bệnh và nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư.

Lựa chọn kênh đầu tư nào là hiệu quả?

Để lựa chọn một kênh đầu tư hiệu quả, phù hợp với mong muốn của mỗi cá nhân cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Thậm chí còn tùy thuộc vào sở thích an toàn hay mạo hiểm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn biến động hiện nay, việc lướt sóng, đầu cơ ngắn hạn đã không còn phù hợp. Các nhà đầu tư khôn ngoan đang chuyển hướng chọn lựa các kênh đầu tư dài hạn an toàn. Và hướng tới việc sinh lời từ đón đầu hạ tầng cũng như dịch chuyển mật độ dân số. Các dự án được đầu tư phát triển bài bản với đầy đủ tiện ích cho cuộc sống, công việc và kinh doanh tại các khu vực đang thu hút đầu tư hạ tầng, dân cư, việc làm đang là hướng đầu tư hấp dẫn của năm nay.

Theo các chuyên gia, ở thời điểm này, nhà ở là kênh đầu tư “sáng” nhất. Bởi lẽ khi thị trường BĐS nghỉ dưỡng gặp khó do dịch bệnh cùng pháp lý vẫn chưa rõ ràng. Nhà đầu tư thứ cấp sẽ không chọn lựa kênh này để "rót" vốn. Họ sẽ tìm kiếm cơ hội ở loại hình nhà ở ven đô, bởi đó là kênh có cơ hội sinh lời cao nhất. Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Vietnam cũng cho rằng bất động sản nhà ở bao gồm căn hộ, nhà phố, đất nền… sẽ là kênh đầu tư được lựa chọn hàng đầu vì nhu cầu và triển vọng cao.

Tuy nhiên việc đầu tư vào loại hình nào còn tùy thuộc vào điều kiện về tài chính, sở thích và sự hiểu biết về bất động sản của nhà đầu tư. Cho dù đầu tư vào bất kỳ loại hình nào, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc tương quan năng lực tài chính của mình với sản phẩm đầu tư, hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các chuyên gia DKRA cũng cho rằng ở thời điểm hiện tại các nhà đầu tư nên chọn đầu tư dài hạn. Vì thị trường BĐS cuối năm 2021 không phù hợp cho đầu tư ngắn hạn 1 - 2 năm hoặc lướt sóng.

Tổng hợp

An Phát Group

>>  Niềm tin về sự phục hồi của thị trường BĐS những tháng cuối năm 2021

>>  10 điểm nổi bật của Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 01/7/2021 người dân cần biết

 

Đăng ký nhận tư vấn

Icon Facebook