3 rủi ro thường gặp khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

Line

Theo khoản 19 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014 thì “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng.” Như vậy, bản chất của việc mua nhà ở hình thành trong tương lai là mua cái chưa được tồn tại trong thực tế.

>>  Những nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020

>>  Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động từ hôm nay 01/10

Rủi ro về pháp lý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

Khi mua nhà ở hình thành trong tương lai người mua thường chịu thiệt, phát sinh liên quan đến các vướng mắc thủ tục pháp lý. Trong suốt quá trình triển khai và xây dựng của dự án, chủ đầu tư không đóng tiền sử dụng đất, chưa được phép mở bán hay nợ thuế là đều khó kiểm soát.

 

Và thực tế hiện nay gần như rất ít chủ đầu tư dự án đưa ra cam kết thời gian cụ thể bàn giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng trong hợp đồng mua bán. Một số chủ đầu tư chiếm dụng vốn của người mua, hoặc phổ biến nhất hiện nay là người mua nhà nhiều năm, đã sinh sống ổn định vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

Do đó khi mua nhà hình thành trong tương lai, người mua cần trang bị đầy đủ thông tin dự án mình muốn mua, kiểm tra những giấy tờ pháp lý cần thiết. Chọn lựa những nhà đầu tư có uy tín cũng là điều quan trọng.

Rủi ro từ chính chủ đầu tư

Theo quy định, sau 50 ngày chủ đầu tư dự án phải thực hiện các thủ tục liên quan để cấp giấy chủ quyền nhà ở cho khách hàng sau khi bàn giao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiếm có chủ đầu tư nào tuân thủ đúng các quy định này.

Thay vào đó, sau nhiều năm dọn đến sinh sống, người mua nhà mới nhận được giấy tờ chủ quyền. Bởi chủ đầu tư phải chờ bán hết hoặc gần hết số nhà trong một dự án mới tiến hành các thủ tục làm giấy chứng nhận một lần, hoặc dự án đó có sai phạm trong việc xây dựng không đúng giấy phép nên cơ quan nhà nước không giải quyết cấp giấy chứng nhận.

Cuối cùng, khách hàng sẽ "lãnh đủ" khi gặp rủi ro về tiến độ xây dựng và chất lượng dự án. Đánh giá của một số chuyên gia cho thấy, chủ đầu tư thường đưa ra nhiều lý do để giải thích về nguyên nhân dự án bàn giao trễ, chất lượng xuống cấp ngay sau khi mới dọn vào ở không bao lâu.

Một dạng khác là khách hàng bỏ tiền đầu tư nhưng không nhận được nhà, do chủ đầu tư đã nhận tiền và bỏ trốn mà không tiến hành xây dựng, hoàn thành dự án như đã cam kết; hay cùng một căn nhà nhưng được rao bán cho nhiều người.

Mua nhà ở hình thành trong tương lai và rủi ro về tài chính

Thông thường chủ đầu tư chỉ bỏ ra phần vốn đầu tư dự án, còn lại là vốn vay, huy động từ khách hàng hoặc cả 2. Sau khi huy động được vốn, nhiều chủ dự án sử dụng để triển khai nhiều dự án khác hoặc sử dụng sai mục đích, từ đó liên tiếp phát sinh tranh chấp.

Ngoài ra bạn còn có thể gặp rủi ro phát sinh từ tranh chấp giữa ngân hàng và chủ dự án. Hiện nay, Luật Kinh doanh BĐS mới đã siết chặt trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong việc huy động tiền của khách hàng. Nhất là đối với các dự án sử dụng vốn vay mà tài sản hình thành trong tương lai đã được chủ đầu tư mang thế chấp tại các ngân hàng.

Do vậy nếu không có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của ngân hàng thì người mua nhà dễ trở thành nạn nhân, mất tiền, không nhận được nhà ở khi có tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư và người cho vay.

Mua nhà ở hình thành trong tương lai là lựa chọn khá phổ biến của các hộ gia đình muốn sở hữu nhà nhưng chưa có điều kiện tài chính. Tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng để tránh các rủi ro không đáng gặp phải.

An Phát Group

>>  Thị trường BĐS và quy luật 10 năm: Có nên mua BĐS lúc này?

>>  5 lý do bạn nên mua nhà dịp cuối năm

Đăng ký nhận tư vấn

Icon Facebook